Tư vấn thiết kế nhà xưởng may công nghiệp đúng tiêu chuẩn

May mặc được đánh giá là một trong những ngành công nghiệp chủ lực của nước ta. Với nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng cao, những thiết kế nhà xưởng may công nghiệp ngày càng được chú trọng từ thẩm mỹ cho đến công năng. Để góp phần giúp bạn đọc hiểu thêm về xưởng may công nghiệp, chúng tôi xin gửi đến bạn những tiêu chuẩn cụ thể cần được áp dụng trong thiết kế xưởng may!

1. Phân khu đất cho thiết kế xưởng may công nghiệp

Thiết kế nhà xưởng may công nghiệp thể hiện tầm vóc, quy mô của doanh nghiệp

Thiết kế nhà xưởng may công nghiệp thể hiện tầm vóc, quy mô của doanh nghiệp

Dựa trên chức năng sử dụng, mặt bằng nhà xưởng may công nghiệp thường được chia thành các khu vực sau:

Khu vực mặt tiền nhà máy: Tại đây thường bố trí cổng hàng rào, phòng thường trực, phòng hành chính, phòng trưng bày sản phẩm… Các khu vực này có thể tập trung hoặc phân tán tùy thuộc vào quy mô khu công nghiệp và cơ cấu quy hoạch tổng thể.

+ Khu vực sản xuất: đây là nơi phân bổ, bố trí các khu phân xưởng sản xuất chính của nhà xưởng may, phân xưởng sản xuất phụ, khu vực dây chuyền sản xuất.

+ Khu vực kho và đơn vị giao thông vận tải: đây là khu vực thường dùng để chứa nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, khu vực điều hành, phục vụ và bảo quản thiết bị vận tải.

2. Thiết kế nhà xưởng may công nghiệp phân khu theo khối lượng

Nhà xưởng đẹp được dựa trên những tiêu chuẩn, đánh giá riêng, không chỉ về mặt thẩm mỹ mà còn đáp ứng được những yêu cầu chuyên môn trong hoạt động và sản xuất

Nhà xưởng đẹp được dựa trên những tiêu chuẩn, đánh giá riêng, không chỉ về mặt thẩm mỹ mà còn đáp ứng được những yêu cầu chuyên môn trong hoạt động và sản xuất

Để tiết kiệm thời gian và tăng hiệu suất lao động, rút ngắn thời gian và di chuyển thuận lợi trong quá trình sản xuất thì thiết kế nhà xưởng may công nghiệp nên được phân thành các khu vực như sau:

+ Khu vực có khối lượng vận chuyển nhiều nhất: đây thường là nơi tiếp nhận nguyên vật liệu sản xuất và xuất hàng hóa.

+ Khu vực có khối lượng vận chuyển trung bình: đây thường là nơi vận chuyển trung gian qua lại giữa các xưởng.

+ Khu vực có khối lượng vận chuyển ít: thường là cuối luồng hàng.

3. Thiết kế nhà xưởng may công nghiệp phân khu theo sử dụng nguồn nhân lực

Kích cỡ, diện tích là tiêu chí phổ biến nhất trong việc phân loại các mẫu nhà xưởng may công nghiệp hiện nay

Kích cỡ, diện tích là tiêu chí phổ biến nhất trong việc phân loại các mẫu nhà xưởng may công nghiệp hiện nay

Để có thể bố trí, tổ chức luồng nhân sự, luồng hàng hợp lý thì bản vẽ thiết kế nhà xưởng công nghiệp có thể phân chia thành các khu vực dựa trên mật độ xây dựng cũng như mật độ công nhân làm việc tại các phân xưởng như sau:

+ Khu vực sử dụng nhiều nguồn nhân lực

+ Khu vực sử dụng ít nhân lực

+ Khu vực sử dụng số lượng nhân lực trung bình

4. Phân khu theo mức độ vệ sinh, cháy nổ cho thiết kế nhà xưởng sản xuất 

Bản vẽ thiết kế nhà xưởng công nghiệp đóng vai trò rất quan trọng đối với chủ đầu tư

Bản vẽ thiết kế nhà xưởng công nghiệp đóng vai trò rất quan trọng đối với chủ đầu tư

Để có thể dễ dàng bố trí nguồn nhân lực trong quá trình sản xuất cũng như các trang thiết bị phù hợp với đặc điểm vệ sinh, nguy cơ cháy nổ,… thì nhà xưởng nên được phân chia thành các khu vực sau:

+ Khu vực không độc hại, sạch sẽ, an toàn

+ Khu vực ít độc hại

+ Khu vực có rất nhiều độc hại

+ Khu vực có nguy cơ cháy nổ cao

5. Bố trí mặt bằng tổng thể trong tiêu chuẩn thiết kế xưởng may

Khi thiết kế xưởng may công nghiệp, kiến ​​trúc sư đưa ra những yêu cầu tiêu chuẩn

Khi thiết kế xưởng may công nghiệp, kiến ​​trúc sư đưa ra những yêu cầu tiêu chuẩn

Sau khi tiến hàng phân khu các phân xưởng dựa trên các tiêu chí khác nhau của thiết kế nhà xưởng may công nghiệp, thì các đơn vị thiết kế cần phân tích, đánh giá và tổng hợp. Để từ đó đưa ra một phương án thiết kế kiến trúc mặt bằng tổng thể tối ưu nhất, dung hòa được tất cả các yếu tố trên để đề xuất cho chủ đầu tư.

Dưới đây là một số tiêu chí cần được xem xét khi thiết kế mặt bằng tổng thể nhà xưởng may công nghiệp:

+ Khu trước nhà xưởng thường là khu vực giao thông dành cho những đối tác đến liên hệ và cán bộ, công nhân viên đến làm việc. Tại đây, giao thông chủ yếu là đi bộ, vệ sinh sạch sẽ và đẹp. Vì vậy, chúng thường được bố trí trước xí nghiệp, cạnh tuyến đường giao thông chính. Tuy nhiên, tùy theo quy mô, cơ cấu tổ chức định hướng của chủ đầu tư mà các khu vực này có thể được bố trí tập trung trong một quần thể hoặc phân tán cho tất cả các phân xưởng sản xuất.

+ Khu vực sản xuất với nhiều phân xưởng có nhiều tính năng, đặc điểm sản xuất, vệ sinh khác nhau, khối lượng vận chuyển lớn hoặc ở mức trung bình, phương tiện di chuyển trong khu vực chủ yếu dành cho các phương tiện giao thông không cần đường ray thì thường được phân bố ở vị trí trung tâm (kề cạnh khu trước nhà xưởng) với mật độ nhân lực và khối lượng vận chuyển hợp lý nhất.

+ Khu phụ trợ sản xuất thông thường được bố trí cạnh các khu sản xuất chính, cuối hướng gió chính, phía sau nhà xưởng, gần luồng vận chuyển hàng hóa, hệ thống kho bãi của nhà xưởng.

+ Khu vực kho và phục vụ giao thông thường được bố trí phía sau nhà xưởng và gần nơi có thể dễ dàng tiếp cận với hệ thống giao thông để vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm ra – vào. Nơi đây sẽ được đặt ở cuối hướng gió chính để giảm thiểu khói, bụi và giảm khả năng làm ô nhiễm môi trường sản xuất của nhà xưởng.

6. Phân luồng giao thông cho thiết kế nhà công nghiệp

Khi thiết kế nhà xưởng may công nghiệp thì cần cung cấp đủ ánh sáng để công nhân làm việc hiệu quả

Khi thiết kế nhà xưởng may công nghiệp thì cần cung cấp đủ ánh sáng để công nhân làm việc hiệu quả

Trong quá trình thiết kế nhà xưởng may công nghiệp, cần chú ý phân luồng giao thông để dễ dàng kiểm soát và đảm bảo an toàn cho người lao động:

+ Luồng hàng: là luồng để vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu ra vào nhà xưởng

+ Luồng người: là luồng di chuyển chủ yếu của người làm việc khi đến nhà xưởng, hoặc liên hệ qua lại giữa các phân xưởng.

Tại các nhà xưởng may công nghiệp, luồng người và luồng hàng nên được bố trí gọn gàng, độc lập và không cắt nhau. Điều này nhằm dễ dàng tiếp cận với hệ thống đường giao thông nội và ngoại xưởng. Tuy nhiên, trong trường hợp bất khả kháng, 2 luồng này cắt nhau và mật độ giao nhau thường xuyên thì cần làm cầu vượt hoặc tuyến đi qua.

7. Bản vẽ thiết kế nhà xưởng công nghiệp tiết kiệm đất, nâng cao mật độ xây dựng

Mô hình nhà xưởng cao tầng được ưa chuộng hiện nay vì có ưu điểm tối ưu hóa quỹ đất, tiết kiệm chi phí và thời gian xây dựng

Mô hình nhà xưởng cao tầng được ưa chuộng hiện nay vì có ưu điểm tối ưu hóa quỹ đất, tiết kiệm chi phí và thời gian xây dựng

Đất đai vốn là một loại tài sản hữu hạn và vô cùng giá trị. Vì vậy, khi thiết kế thi công, các đơn vị cần có cái nhìn bao quát và nhìn xa trông rộng để đề ra phương án tối ưu, giúp chủ đầu tư tiết kiệm đất đai và tránh những lãng phí không cần thiết:

+ Hợp nhất thành khối: nếu văn phòng, khu hành chính và các phân xưởng có đặc điểm sản xuất, vệ sinh, khí hậy, thông số xây dựng giống nhau hoặc ít ảnh hưởng lẫn nhau thì có thể hợp nhất thành một khối. Việc thiết kế nhà xưởng may công nghiệp hợp nhất như thế này sẽ giúp chủ đầu tư có thể tiết kiệm đất đai và chi phí xây dựng vì có thể giảm bớt các hạng mục công trình, rút ngắn mạng lưới giao thông, đường ống kỹ thuật.

+ Kiểu dáng kiến trúc: kiểu dáng nhà xưởng may công nghiệp cũng là một trong những yếu tố giúp chủ đầu tư tiết kiệm được diện tích đất xây dựng. Thông thường, các kiểu dáng càng đơn giản thì càng tiết kiệm đất.

+ Tăng số tầng nhà: việc tăng số tầng sẽ giúp tiết kiệm đất và nâng cao mật độ xây dựng. Tuy nhiên, số tầng được phép xây dựng cần phải tuân theo chủ trương và quy định của Nhà nước.

8. Thiết kế nhà xưởng may công nghiệp đảm bảo dễ dàng mở rộng trong tương lai

Xưởng may công nghiệp có nhiều kiểu dáng khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm và yêu cầu của chủ đầu tư

Xưởng may công nghiệp có nhiều kiểu dáng khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm và yêu cầu của chủ đầu tư

Việc mở rộng và phát triển trong tương lai là điều cần được xem xét và tính toán. Vì vậy, các kiến trúc sư của chúng tôi luôn chú ý đến việc lên phương án dự trữ đất ngay từ giai đoạn ban đầu, để chủ đầu tư có thể mở rộng sau này. Hạn chế tối đa tình trạng phải tháo dỡ, phá bỏ, di chuyển đến địa điểm xây dựng khác gây tốn kém, lãng phí và khó kiểm soát.

9. Bản vẽ thiết kế nhà xưởng may đảm bảo sự phân kỳ xây dựng

Nhà xưởng may công nghiệp phải đảm bảo được những yêu cầu kĩ thuật nhất định để hoạt động sản xuất diễn ra trơn tru, không ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh

Nhà xưởng may công nghiệp phải đảm bảo được những yêu cầu kĩ thuật nhất định để hoạt động sản xuất diễn ra trơn tru, không ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh

Khu đất của nhà xưởng may công nghiệp cần được phân thảnh những khu vực có định hướng theo từng thời kỳ xây dựng khác nhau theo tiến trình xây dựng của nhà xưởng. Vì vậy, các kiến trúc sư cần có tầm nhìn bao quát về tổ chức sản xuất, quy hoạch không gian kiến trúc, tổ chức xây dựng của nhà xưởng để tránh sự thiếu thống nhất trong quá trình xây dựng và tổ chức mặt bằng của cả quần thể kiến trúc trước và sau quá trình sử dụng, phát triển mở rộng.